
Lý do trẻ cần ăn dặm đúng thời điểm!
| 26/09/2018Với mong muốn bé yêu khỏe mạnh, cứng cáp, nhanh tăng cân, nhiều mẹ bắt đầu cho con ăn dặm ngay từ khi được 4 tháng tuổi, tuy nhiên đây là một việc làm sai lầm bởi nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Nhưng cũng không vì thế mà mẹ cho ăn dặm quá muộn bởi như vậy, cơ thể trẻ sẽ không được đáp ứng đầy đủ nhu cầu năng lượng cần thiết cho sự phát triển. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để giúp bé yêu phát triển khỏe mạnh, mẹ nên cho con ăn dặm đúng thời điểm.
Khi nào nên cho trẻ ăn dặm?
Trước 6 tháng tuổi, cơ thể trẻ chưa có đủ men Amylase để tiêu hóa chất bột. Do vậy, nếu cho trẻ ăn dặm sớm dễ làm trẻ bị đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy… Đồng thời, do bé ăn no bụng nên sẽ lười bú sữa mẹ khiến cho bé bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất.
Bên cạnh đó, giai đoạn dưới 6 tháng tuổi, cơ thể bé rất khó hấp thụ chất béo, Protein, trong khi hệ miễn dịch của bé vẫn còn yếu, nếu cho ăn dặm sớm sẽ có hại cho hệ tiêu hóa, gây suy thận và tạo nguy cơ dị ứng thức ăn. Bởi vậy, theo các chuyên gia, thời điểm thích hợp nhất để cho bé yêu ăn dặm là khi bé được 6 tháng tuổi.
Dấu hiệu bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm
+ Bé biết giữ đầu thẳng và có thể tự ngồi
+ Khi tiếp xúc với đồ ăn, trẻ sẽ dùng tay với, cầm, nắm và bỏ thức ăn vào miệng
+ Chú ý xem người khác ăn và nghiêng người về phía thức ăn quanh đó
+ Tự động há miệng ra khi có ai đó đút thức ăn
Cho bé ăn dặm đúng cách
Cho bé ăn từ loãng đến đặc, từ ngọt đến mặn
Trong 6 tháng đầu đời, bé chỉ biết loại thức ăn duy nhất là sữa mẹ, do đó, khi mới bắt đầu ăn dặm, mẹ hãy để bộ máy tiêu hóa của bé thích nghi dần bằng cách cho bé ăn dặm từ các món có vị ngọt trước. Ví dụ, nấu bột có vị ngọt giống sữa bé sẽ dễ đón nhận món mới hơn nhờ có hương vị sữa quen thuộc, sau đó, mẹ có thể cho bé chuyển sang các loại bột có vị mặn như thịt, cá…
Từ bột loãng đến bột đặc: Dạ dày của bé cần thời gian thích nghi với thực phẩm mới ngoài sữa mẹ, nên mẹ đừng quên nguyên tắc cho bé ăn từ loãng đến đặc nhé.
Ăn từ ít đến nhiều
Do bộ máy tiêu hóa còn non nớt nên bé cần được tập ăn một cách khoa học, hợp lý, ăn từ ít đến nhiều để dễ tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng tối đa từ thực phẩm.
Làm quen từ từ với từng nhóm thực phẩm
Mẹ cần kiên nhẫn tập cho bé ăn từng nhóm thực phẩm một để cho bé làm quen và đồng thời cũng để thử xem cơ thể bé có bị dị ứng với thực phẩm đó hay không. Thông thường, bé cần 5-7 ngày để làm quen với một loại thực phẩm mới. Sau thời kì này, mẹ có thể kết hợp nhiều nhóm thực phẩm với nhau để tăng cường chất dinh dưỡng cho bé yêu cũng như phong phú vị giác cho bé.
Không ép bé ăn
Việc bị ép buộc ăn có thể khiến bé hình thành tâm lý tiêu cực với ăn uống, làm bé sợ ăn hãi việc ăn dặm, lâu dần sẽ khiến bé biếng ăn. Bởi vậy, mẹ hãy để bé ăn theo nhu cầu của mình, nếu bé ăn quá ít mẹ có thể tăng cường thêm các bữa phụ.
Ngoài ra, mẹ đừng quên bổ sung thêm sữa giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Sữa giúp trẻ phát triển khỏe mạnh mẹ nên chọn loại giàu năng lượng, có thành phần sữa non, kẽm, vitamin A, C, E hỗ trợ tăng khả năng miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, sữa giúp trẻ phát triển khỏe mạnh còn bổ sung các vi chất như Lysine, vitamin nhóm B giúp bé ăn ngon miệng, đẩy lùi tình trạng biếng ăn, hỗ trợ tiêu hóa nhờ tăng cường chất xơ tự nhiên FOS. Có như vậy, mới giúp bé yêu nhanh bắt kịp đà tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh.